Đại thanh trừng

Trấn áp tư tưởng Đại thanh trừng là một loạt các biện pháp trấn áp tại Liên Xô kéo dài từ mùa thu năm 1936 cho tới cuối năm 1938. Sự kiện này liên quan tới một cuộc thanh lọc trên diện rộng với Đảng Cộng sản Liên Xô với mục tiêu là các quan chức chính phủ, các chỉ huy Hồng quân bị kết án mưu phản, các địa chủ (kulak), những người bị cho là "phản cách mạng", những người có tư tưởng đối lập với chính quyền Xô viết, thành viên của các nhóm phiến quân nổi dậy, phát xít, khủng bố và xã hội đen; thành viên của các đảng chống Trung Quốc và những người không liên kết trong một không khí giám sát và nghi ngờ lan rộng với "những kẻ phá hoại"[1]. Cuộc thanh trừng này, theo lệnh của Josef Stalin và được Bộ chính trị đảng Cộng sản Liên Xô chấp thuận, được thực hiện bởi Bộ nội vụ Liên Xô (NKVD) dưới sự điều hành của Nikolai Jeschow. Có nhiều quan điểm khác nhau về mục tiêu của cuộc thanh trừng này, người thì cho là Stalin muốn loại trừ những người được coi là kẻ thù của chế độ và những thành phần chính trị đối lập, người khác thì cho là Stalin muốn loại bỏ những phần tử hiếu chiến trong quân đội và chính phủ. Sách giáo khoa lịch sử của Nga ngày nay cho rằng cuộc trấn áp của Stalin là nhằm "dập tắt các phong trào ly khai, củng cố Liên bang Xô-Viết". Vấn đề thanh trừng nội bộ theo sách giáo khoa của Nga cũng không phải để "lạm sát người vô tội" mà là để loại bỏ những cán bộ kém năng lực, suy thoái đạo đức, tham nhũng trong nội bộ chính quyền nhằm bảo đảm cho bộ máy Nhà nước phát huy hiệu quả lớn nhất.[2]. Stalin coi các cuộc thanh trừng là biện pháp chống nạn quan liêu, cán bộ tham nhũng và biến chất, để nâng cao trình độ lãnh đạo của tổ chức Đảng.[3][4][5].Theo nhà sử học Lý Thận Minh, trong thời chiến tranh lạnh, sách báo Phương Tây và một số nhóm chống chính phủ Liên Xô cũ đã phóng đại số người bị xử tử hình dưới thời Stalin, như là 20 - 25 triệu, thậm chí 40 - 50 triệu. Tuy nhiên, theo số liệu được chính phủ Liên Xô giải mật vào năm 1990, số người bị tử hình vì các tội danh chính trị trên toàn Liên Xô trong toàn giai đoạn 1930-1950 chỉ là 780.000[6] Tuy vậy, một số chuyên gia cho rằng các bằng chứng từ tư liệu của Liên Xô đã được làm giảm nhẹ đi, không hoàn chỉnh, hoặc là không đáng tin.[7][8][9][10]. Theo một nghiên cứu, từ cuối năm 1936 tới đầu năm 1938, trung bình mỗi ngày có 1.000 người Liên Xô bị kết án tử hình[11]. Theo các tài liệu Liên Xô được giải mật, trong khoảng thời gian từ năm 1937 tới năm 1938, có 1.548.367 người bị bắt giữ, trong đó 681.692 bị xử bắn.[11] Một tài liệu khác thì ước tính tổng số người chết trong chiến dịch thanh trừng của Stalin (bao gồm cả tử hình hoặc chết bệnh trong trại giam) trong hai năm 1937–38 là 950.000–1.200.000 người[12]. 70% số người bị xử lý không phải là thành viên của Đảng Cộng sản Liên Xô mà là dân thường[13][14]phương Tây, cuốn sách của Robert Conquest năm 1968 The Great Terror (Đại khủng bố) đã khiến thuật ngữ này trở nên quen thuộc. Cái tên này lại có nguồn gốc từ Triều đại Khủng bố (tiếng Pháp: la Terreur), một phong trào của chính quyền cách mạng Pháp nhằm tiêu diệt "những kẻ thù của cách mạng" diễn ra trong thời gian Cách mạng Pháp năm 1789.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại thanh trừng http://www.parlament.gv.at/PAKT/PR/JAHR_1997/PK013... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m1282/is... http://books.google.com/books?id=lXM2H6tWHskC&pg=P... http://www.paulbogdanor.com/left/soviet/famine/ell... http://sovietinfo.tripod.com/CNQ-Comments_WCR.pdf http://sovietinfo.tripod.com/ELM-Repression_Statis... http://sovietinfo.tripod.com/RSF-New_Evidence.pdf http://www.bpb.de/apuz/30142/revolution-stalinismu... http://dispatch.opac.d-nb.de/DB=1.1/CMD?ACT=SRCHA&... http://www.planet-wissen.de/laender_leute/russland...